Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Các biểu hiện để nhận biết cảm cúm với cảm lạnh
Các biểu hiện để nhận biết cảm cúm với cảm lạnh. Cách phân biệt giữa cảm cúm với cảm lạnh. Những dấu hiệu nhận biết khi bị cảm cúm và cảm lạnh. Sự giống và khác nhau giữa cảm cúm và càm lạnh

Phân biệt cảm lạnh hay cảm cúm rất quan trọng. Vì các biến chứng của cúm thường nặng nề hơn như viêm phổi, thậm chí tử vong.

Cảm Cúm: Tiến triển nhanh và dữ dội

- Nếu cảm thấy người mình như thể vừa bị đánh thì có thể là bạn bị cúm. Triệu chứng của cúm thường đến bất ngờ.

- Biểu hiện thường gặp của cúm mùa thông thường là viêm họng, sốt, đau đầu, đau cơ, sung huyết, ho.

Cảm lạnh : Thường có chảy nước mũi và ngạt mũi.

Triệu chứng của cảm cúm thường sẽ dần đỡ sau 2-5 ngày, ít khi kéo dài tới 1 tuần. Cảm lạnh thì biểu hiện thường từ từ và kéo dài ít nhất 1 tuần.

Có thể là cúm A/H1N1?

Cúm A/H1N1 và cúm mùa chung nhau rất nhiều triệu chứng như: ho, viêm họng, sốt (một số người nhiễm cúm không bị sốt) và đau nhức mình mẩy. Nhưng nhiều người bị cúm cũng có các biểu hiện như nôn vọt và tiêu chảy.

Sốt: Thường là đặc trưng của cúm

Chỉ có một số ít người sốt nhẹ khi bị cảm lạnh, còn lại đa phần là không.

Nếu bị cúm, bạn sẽ sốt khá cao, thường là 38oC hoặc cao hơn. Sốt ở trẻ nhỏ có xu hướng cao hơn và trẻ cũng dễ sốt khi bị cảm lạnh.

Cúm: Mệt mỏi kéo dài hàng tuần

Khi bị cúm, cảm giác đầu tiên luôn là mệt mỏi quá mức và đau nhức khắp mình mẩy. Sự mệt mỏi và ốm yếu có thể kéo dài tới 3 tuần. Thậm chí, ở người già, người mắc bệnh mãn tính hay có hệ miễn dịch kém còn kéo dài hơn nữa.

Với cảm lạnh, thường chỉ cảm thấy mệt mỏi trong vài ngày đầu.

Cảm cúm và cảm lạnh: Có thể gây đau đầu

Đau đầu không phải là một biểu hiện điển hình của cúm vì cảm lạnh cũng có triệu chứng này. Nhưng đầu đầu thường do cảm lạnh hơn là do cúm.

Ho: Dấu hiệu của cả cảm cúm và cảm lạnh

Do cả cảm cúm và cảm lạnh đều là bệnh hô hấp, ảnh hưởng tới đường thở, nên cả hai cùng gây ra ho.

Viêm phổi là một biến chứng của cảm cúm. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy khó thở, thở như hụt hơi, tức ngực sau mỗi cơn ho hoặc ho ra dịch có lẫn máu.

Đau tai: Có thể là của cảm cúm hoặc cảm lạnh

Cảm cúm hay cảm lạnh đều có thể gây đau tai vì chúng gây kích thích ống tai do tai mũi họng thông nhau.

Nếu tình trạng đau kéo dài hơn cả tình trạng ốm mệt thì cần phải đi khám tai. Bạn có thể bị viêm tai giữa và cần được điều trị.

Cảm lạnh: Thường khởi phát với viêm họng

Hầu hết các trường hợp cảm lạnh đều bắt đầu với viêm họng và đau khi nuốt từ 1-2 ngày. Chảy nước mũi và sung huyết mũi cũng là những biểu hiện thường gặp.

Viêm họng cũng là một triệu chứng của cảm cúm nhưng thường đi kèm với mệt mỏi và một số triệu chứng khác.

Chảy nước mũi: Có nghĩa là cảm lạnh

Trừ khi kèm theo biểu hiện sốt, đau nhức thì mới là cảm cúm.

Cả cảm cúm và cảm lạnh đều có thể dẫn tới viêm mũi.

Cúm: Uống thuốc kháng cúm càng sớm càng tốt

Cúm có thể “trở mặt” rất nhanh. Nếu bị cúm, trong vòng 48 giờ đầu nên uống thuốc kháng cúm ngay để giảm các triệu chứng khó chịu và giảm cả thời gian nhiễm cúm.

Các loại thuốc không kê đơn có thể hỗ trợ giảm triệu chứng của cúm như thuốc ho, thuốc chống sung huyết mũi.

Ngăn ngừa cúm và cảm lạnh: 

- Đeo khẩu trang cũng giúp hạn chế lây lan virus cúm, virus cảm lạnh

- Rửa tay sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của cúm. Với xà phòng và nước ấm, hãy rửa tay ít nhất trong 20 giây, đừng quên các kẽ ngón tay và móng tay. Lau khô tay sau khi rửa.Rửa tay thường xuyên trong mùa cúm và cảm lạnh, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, xì mũi.

Nguồn được sưu tầm và viết bởi Bít Tuốt Blog


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

bạn là người thứ bao nhiêu?

nghe nhạc trực tuyếnNấu món chay | học nấu ăn DJ - Ảnh đẹp | xalotinnhanh